08 điểm đáng lưu ý tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Trong bối cảnh thiếu sự nhất quán khi nhiều văn bản quy định về hóa đơn, chứng từ còn chồng chéo. Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành và làm rõ một số vấn đề cụ thể như sau:- Điểm 1: Nghị định 123 quy định chi tiết về việc quản lý và sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Đồng thời, quy định rõ trong việc quản lý và sử dụng chứng từ khi thực hiện những thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ
- Điểm 2: Nghị định khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01/7/2022
- Điểm 3: Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Nghị định 119/2018/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30/6/2022
- Điểm 4: Bãi bỏ Khoản 2 và 4 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc triển khai áp dụng HĐĐT từ ngày 01/11/2020, nhưng để doanh nghiệp hưởng lợi sớm từ HĐĐT và đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số Chính phủ, Tổng cục thuế và các cơ quan thuế cả nước luôn khuyến khích doanh nghiệp sử HĐĐT trước 01/11/2020
- Điểm 5: Bãi bỏ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Đồng thời sửa đổi và bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
- Điểm 6: Được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in, HĐĐT có mã/không có mã xác thực hoặc hóa đơn mua của cơ quan thuế đã thông báo phát hành trước ngày 19/10/2020 (tiếp tục sử dụng kể từ ngày 19/10/2020 ngày ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP đến hết ngày 30/6/2022)
- Điểm 7: Tiếp tục thực hiện Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết về một số điều của Luật Quản lý sử dụng tài sản công khi xử lý tài sản công (hóa đơn bằng giấy do Bộ Tài chính đặt in)
- Điểm 8: Tiếp tục thực hiện việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) theo quy định tại Thông tư 16/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012. Nếu có thông báo chuyển đổi sang áp dụng HĐĐT bán hàng dự trữ quốc gia thì các đơn vị thực hiện chuyển đổi theo quy định
05 điểm mới về HĐĐT của NĐ 123/2020/NĐ-CP so với NĐ 119/2019/NĐ-CP
Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã có nhưng quy định về HĐĐT chi tiết và có nhiều điểm khác biệt so với Nghị định 119/2019/NĐ-CP, cụ thể:Điểm mới 1: Mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử
Ngoài các đối tượng đã được quy định tại Nghị định 119, Nghị định 123 mở rộng thêm hai đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: – Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí – Tổ chức in hóa đơn, biên lai, cung cấp phần mềm in biên laiĐiểm mới 2: Thêm mới 2 loại hóa đơn
Theo Nghị định 119 có 3 loại hóa đơn bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác (tem điện tử, thẻ điện tử…). Nghị định 123 đã bổ sung thêm 2 loại hóa đơn mới bao gồm: Hóa đơn điện tử bán tài sản công và hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia. Ngoài ra, nghị định 123 còn nêu rõ các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.Điểm mới 3: Quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
Nghị định 113 đã quy định rõ về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn và chứng từ, cụ thể với 2 đối tượng là công chức thuế và tổ chức, cá nhân bán hàng hóa/dịch vụ và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, chi tiết như sau:- Cấm các công chức thuế có hành vi bao che, thông đồng để tổ chức/cá nhân sử dụng hóa đơn/chúng từ không hợp pháp; cấm gây phiên hà/khó khăn với tổ chức/cá nhân khi đến mua hóa đơn và chứng từ
- Cấm những hành vi gian dối trong sử dụng hóa đơn trái phép, cản trở công chức thuế thi hành công vụ; truy cập trái phép làm sai lệch và phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ; hối lộ hoặc có các hành vi liên quan đến hóa đơn nhằm thu lợi bất chính với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa/dịch vụ và và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
Điểm mới 4: Quy định chi tiết về thời điểm lập hóa đơn
Nghị định 123 cũng quy định chi tiết về thời điểm lập hóa đơn trong một số trường hợp cụ thể như sau: – Trường hợp cung cấp dịch vụ số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa các doanh nghiệp – Chi tiết các trường hợp về bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng… – Trường hợp bán điện của các công ty sản xuất – Trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải hàng không và dịch vụ bảo hiểm qua đại lý – Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, du lịch… >> Chi tiết mời Anh/chị tham khảo tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CPĐiểm mới 5: Việc sử dụng hóa đơn với các cơ sở kinh doanh mới thành lập
Đối với những doanh nghiệp mới thành lập từ 19/10/2020 – 30/6/2022, nếu nhận được thông báo áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123 thì doanh nghiệp phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ sở. Nếu chưa đáp ứng về điều kiện hạ tầng công nghệ mà tiếp tục dùng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ thì đơn vị phải thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục 1A ban hành kèm theo Nghị định 123/2020 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Theo đó, từ ngày 01/7/2022 những thay đổi về hóa đơn, chứng từ sẽ được áp dụng theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp tổ chức được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy đến hết 30/6/2020, tuy nhiên chỉ được sử dụng hóa đơn giấy đã thông báo phát hành trước ngày 19/10/2020 – không được thông báo phát hành và sử dụng hóa đơn đặt in, tự in sau ngày 19/10/2020. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sớm trong năm 2020 luôn được Chính Phủ khuyến khích doanh nghiệp trên cả nước sử dụng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp, tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian trong việc in ấn, vận chuyển hóa đơn.Xem thêm: Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử, ký hiệu hóa đơn theo Thông tư 78
************🙇🏻************
🕓Cập nhật lần cuối: 25/07/2023
bởi admin