1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là những cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh, trong đó hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế?
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu và số lượng lao động đáp ứng từ mức cao nhất tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải thực hiện chế độ kế toán và kê khai nộp thuế.
Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là 10 ngày làm việc người nộp thuế phải đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
👉Xem thêm: Phần mềm hóa đơn điện tử SInvoice
3. Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế gì?
Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế gì? Theo quy định pháp luật, Hộ kinh doanh cá thể nếu có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn thuế không phải nộp.
Còn đối với hộ kinh doanh cá thể nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng, ngoài ra còn phải nộp lệ phí môn bài.
Thứ nhất: Về lệ phí môn bài
Căn cứ theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP và Thông tư số 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định hộ kinh doanh áp dụng mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau:
– Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ được miễn lệ phí môn bài bao gồm:
+ Có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;
+ Hoạt động không thường xuyên hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định;
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh lần đầu
– Ngoài trường hợp trên, mức thu đối với HKD thuộc diện phải nộp lệ phí môn bài như sau:
+ Doanh thu từ trên 500 triệu đồng/năm là: 1.000.000 đồng/năm;
+ Doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm là: 500.000 đồng/năm;
+ Doanh thu từ trên 100 đến 300 triệu đồng/năm là: 300.000 đồng/năm.
Thứ hai: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:
+ Cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh, cho thuê tài sản; làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
+ Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/ năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm bao gồm: Cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/ nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu dưới 100 triệu đồng để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm; doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
Nếu cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân sẽ được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh.
Như vậy, hộ kinh doanh cá thể chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) khi doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.
Công thức tính thuế như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Kết luận: Thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
👉 Cơ sở kinh doanh của bạn chưa có đường truyền Internet? Đăng ký ở đây nhé Lắp đặt Internet Cáp Quang Viettel
4. Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế ở đâu?
Hộ kinh doanh nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp nào thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế cấp đó, Hộ kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi cư trú hoặc nơi được cấp ĐKKD.
Đối với những cá nhân (hộ) kinh doanh (trừ đối tượng nộp thuế có kê khai) ở địa bàn xa kho bạc nhà nước hoặc kinh doanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào ngân sách nhà nước. Thời hạn cơ quan thuế phải nộp tiền thuế đã thu vào NSNN chậm nhất không quá 3 ngày (kể từ ngày thu được tiền); riêng đối với miền núi, hải đảo, vùng đi lại khó khăn chậm nhất không quá 6 ngày kể từ ngày thu được tiền thuế.
Đối với hộ kinh doanh nhập khẩu phí mậu dịch, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới không áp dụng hình thức thông báo nộp thuế phải kê khai nộp thuế GTGT ngay khi nhập khẩu.
Khi nộp thuế hộ kinh doanh được cơ quan thuế hoặc cơ quan kho bạc nhà nước cấp biên lai thu thuế hoặc chứng từ xác nhận việc đã thu thuế cho người nộp thuế bằng biên lai, chứng từ do Bộ tài Chính thống nhất phát hành.
Hộ kinh doanh buôn chuyến: Kê khai và nộp thuế GTGT và thuế TNDN theo từng chuyến hàng đối cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.